Cây gỗ bụi nhỏ, cao 5 - 10m, ít phân cành. Lá mọc cách, màu tím, thường tập trung ở đầu thân, phiến lá hình bầu dục hoặc trứng ngược, dài 20 - 40cm, rộng 6 - 12cm, đầu nhọn hoặc tù, mép khía răng cưa nhọn, nhỏ đều nhau, gân bên 28 - 35 đôi, có lông màu nâu trên các gân, không cuống lá hoặc cuống có cánh rộng. Cụm hoa chùm tán ở nách lá, dài 5 - 10cm. Hoa mẫu 5. Lá đài hình tam giác nhọn có lông và lông mi. Cánh hoa màu hồng có điểm tuyến. Bầu trên. Quả hạch hình cầu, đường kính 7 - 8mm, có điểm tuyến, 1 hạt, hạt hình cầu, lõm ở gốc.
CÂY KHÔI NHUNG
Ardisia silvestris Pit. 1930.
Họ: Đơm nem Myrsinaceae
Bộ: Trân châu Primunales
Mô tả:
Cây gỗ bụi nhỏ, cao 5 - 10m, ít phân cành. Lá mọc cách, màu tím, thường tập trung ở đầu thân, phiến lá hình bầu dục hoặc trứng ngược, dài 20 - 40cm, rộng 6 - 12cm, đầu nhọn hoặc tù, mép khía răng cưa nhọn, nhỏ đều nhau, gân bên 28 - 35 đôi, có lông màu nâu trên các gân, không cuống lá hoặc cuống có cánh rộng. Cụm hoa chùm tán ở nách lá, dài 5 - 10cm. Hoa mẫu 5. Lá đài hình tam giác nhọn có lông và lông mi. Cánh hoa màu hồng có điểm tuyến, Bầu trên. Quả hạch hình cầu, đường kính 7 - 8mm, có điểm tuyến, 1 hạt, hạt hình cầu, lõm ở gốc.
Sinh học:
Mùa hoa tháng 4 - 7, mùa quả chín tháng 10 - 2 năm sau. Tái sinh bằng hạt hoặc Thân Cây
Nơi sống và sinh thái:
Cây ưa bóng dưới tán rừng rậm ẩm ướt, phát triển tốt trên lớp đất nhiều mùn trong rừng nguyên sinh, ở độ cao từ 400 - 1500 m.
Phân bố:
Việt Nam: cây mọc rải rác ở các tỉnh miền núi phía bắc và trung như: Lào Cai (Sapa), Lạng Sơn (Hữu Lũng), Quảng Ninh, Vĩnh phúc (Tam Đảo), Hà Tây (Ba Vì), Ninh Bình (Cúc Phương), Thanh Hóa (Lang Chánh, Ngọc Lạc, Thạch Thành), Nghệ An (Qùi Châu), Quảng Trị, Thừa Thiên Huế (Phú Lộc), Quảng Nam - Đà Nẵng.
Thế giới: Trung Quốc (đảo Hải Nam).
Giá trị:
Cây dùng làm thuốc chữa đau bụng, Đặc Trị Đau Dạ Dày, sắc sống độc vị hoặc uống phối hợp với các vị thuốc khác như Hoài Sơn, Bạch Truật.
Tình trạng:
Sẽ nguy cấp. Mức độ đe dọa: Bậc V. Tuy phân bố nhiều nơi như số lượng không nhiều do tái sinh hạt kém, lại bị khai thác với số lượng lớn nên mất nguồn hạt để tái sinh. Mặt khác những nơi có cây con mọc lại bị khai thác phá rừng mạnh nên có thể bị tuyệt chủng vì không còn môi trường sống thích hợp.
Đề nghị biện pháp bảo vệ:
Chỉ khai thác ở mức độ nhỏ và giữ lại những cây con chưa đến tuổi thu hái. Cấm khai thác loài này trong vườn quốc gia Cúc Phương, Tam Đảo. Khuyến khích tổ chức nhân trồng để lấy nguyên liệu làm thuốc.
Tài liệu dẫn: Sách đỏ Việt Nam - trang 53.
Bài thuốc: Nhân dân miền ngược vùng Lang chánh, Ngọc lạc tỉnh Thanh hoá thường dùng lá Khôi chế biến, sắc uống chữa đau bụng. Hội Đông y Thanh hoá đã kếp hợp dùng lá Khôi (80g), lá Bồ công anh (40g) và lá Khổ sâm (12g) sắc uống chữa đau dạ dày; có thể gia thêm lá Cam thảo dây (20g). Nhiều địa phương khác ở tỉnh Nghệ an cũng dùng lá Khôi chữa đau dạ dày. Lá Khôi được dùng với lá Vối, lá Hoè nấu nước tắm cho trẻ bị sài lở, hoặc giã với lá Vối trộn với dầu vừng đắp nhọt cho trẻ. Đồng bào Dao dùng rễ cây Khôi thái nhỏ phơi khô ngâm rượu uống cho bổ huyết, lại dùng sắc uống chữa kiết lỵ ra máu, đau yết hầu và đau cơ nhục.
www.cayduoclieu.com
-
Lượt xem: 15891