Dây leo, cao từ 3-5 m. Thân non màu xanh, phủ lông mịn; thân già màu nâu, có lỗ vỏ, đường kính lỗ vỏ từ 0,5-1 mm. Toàn cây có nhựa mủ màu trắng hay hơi vàng. Lá mọc đối. Cuống dài 3-5 mm; đường kính 2-3mm; phiến hình bầu dục, trứng hay trứng ngược, dài 6-7cm, rộng 2,5-5cm, gốc thuôn, mép nguyên, ngọn nhọn; có 4-6 cặp gân phụ, rõ ở mặt dưới. Hoa nhỏ màu trắng hơi vàng, xếp thành xim dạng tán ở nách lá, dài 8mm, rộng 12-15mm. Đài chia 5
1. Tên khoa học: Gymnema sylvestre (Retz.) R. Br. ex Schult.
2. Họ: Thiên lý (Asclepiadaceae).
3. Tên khác: Dây muôi, Lừa ty rừng.
4. Mô tả:
Dây leo, cao từ 3-5 m. Thân non màu xanh, phủ lông mịn; thân già màu nâu, có lỗ vỏ, đường kính lỗ vỏ từ 0,5-1 mm. Toàn cây có nhựa mủ màu trắng hay hơi vàng. Lá mọc đối. Cuống dài 3-5 mm; đường kính 2-3mm; phiến hình bầu dục, trứng hay trứng ngược, dài 6-7cm, rộng 2,5-5cm, gốc thuôn, mép nguyên, ngọn nhọn; có 4-6 cặp gân phụ, rõ ở mặt dưới. Hoa nhỏ màu trắng hơi vàng, xếp thành xim dạng tán ở nách lá, dài 8mm, rộng 12-15mm. Đài chia 5, các thuỳ dài 1mm, có lông mịn và rìa lông. Tràng 5, dính nhau thành ống, dài 1,8-2 mm, mặt ngoài nhẵn; tràng phụ gắn với tràng, có 5 răng, dính với họng tràng. Cột nhị nhụy hình trụ, dài khoảng 1,5mm, rộng 0,8-1mm. Bộ nhị có bao phấn ngắn; khối phấn gồm hai thùy, dài khoảng 0,2mm, liên kết với nhau nhờ trung đới màu vàng nâu. Bộ nhụy có vòi với đầu rộng hình nón, vượt quá bao phấn. Quả đại dài 5-6cm, rộng ở dưới, đường kính chỗ lớn nhất khoảng 1,5cm. Hạt dẹp, dài 3mm, có mào lông màu trắng, dài khoảng 3-3,5cm, thường có khoảng 40 hạt trong một quả.
5. Phân bố:
Ấn Độ, Nam Trung Quốc, Việt Nam, Indonesia.
6. Trồng trọt:
Ở nước ta có trồng nhiều ở Thái Nguyên.
7. Bộ phận dùng:
Lá, rễ
8. Thu hái, chế biến:
Thường mọc các bờ bụi, hàng rào. Cây ra hoa tháng 7, có quả tháng 8.
9. Thành phần hóa học:
Cây chứa một chất glucosid là acid gymnemic, rất gần với acid chrysophanic nhưng khác về một số tính chất. Lá chứa những hợp chất hữu cơ, 2 hydratcarbon, chlorophyll a và b, phytol, nhựa, acid tartric, inositol, các hợp chất anthraquinolic và acid gymnemic.
Ngoài ra, cây còn có 2 resin (một tan trong rượu), saponin, stigmasterol, quercitol, các dẫn xuất acid amin betain, choline và trimethylamine.
10. Tác dụng dược lý:
10.1. Tác dụng hạ đường huyết:
Tác dụng hạ đường huyết của bột lá khô Dây thìa canh đã được ghi nhận trên thỏ được gây đái tháo đường thực nghiệm bằng alloxan do làm giảm hoạt tính của enzym tân tạo đường và đảo ngược quá trình biến đổi thể trạng ở gan trong suốt giai đoạn tăng đường huyết.
Chế độ ăn có chứa bột lá với liều 500 mg/chuột trong 10 ngày có tác dụng bảo vệ đáng kể đối với chuột gây đái tháo đường thực nghiệm bằng beryllium nitrat và đưa mức đường huyết trở về mức bình thường trong 4 ngày so với 10 ngày ở lô chuột không được dùng Dây thìa canh. Tuy nhiên, ở lô chuột bình thường được cho ăn bột lá Dây thìa canh trong 25 ngày lại không thấy hạ đường huyết có ý nghĩa.
Dịch chiết nước của lá Dây thìa canh với liều 20 mg/ngày trong 20-60 ngày làm cân bằng mức đường huyết ở chuột cống được gây Đái tháo đườn thực ngiệm bằng STZ do phục hồi tế bào õ đảo tụy. Dịch chiết Dây thìa canh đã làm tăng gấp đôi số lượng đảo tụy và tế bào β.
10.2. Tác dụng hạ lipid máu:
Dịch chiết Dây thìa canh có tác động lên chuyển hóa lipid, làm giảm có ý nghĩa các chất béo tiêu hóa được, làm tăng bài tiết các Sterol trung tính và Sterol acid qua phân, ngoài ra còn làm giảm tổng lượng Cholesterol toàn phần và mức Triglycerid trong huyết tương.
10.3. Tác dụng làm mất đi cảm giác ngọt:
Tác dụng này do Gurmarin, polypeptid phân lập được từ Dây thìa canh gây ra. Nó làm ức chế chọn lọc cảm giác ngọt mà không ảnh hưởng đến các vị giác khác ở chuột cống. Cơ chế của gurmarin được cho là tác dụng trên thần kinh cảm giác của chuột. Tác dụng mất cảm giác ngọt của gurmarin kéo dài khá lâu 2-3h, tác dụng này sẽ mất đi nhanh chóng dưới tác dụng của chất kháng gurmarin trong huyết tương hoặc β-cyclodextrin trên chuột nhắt C57BL.
11. Công năng:
Rễ cây có tác dụng gây nôn và long đờm, trị phong thấp tê bại. Lá có tác dụng hạ đường huyết.
12. Công dụng:
Rễ sử dụng trong trường hợp viêm mạch máu, rắn độc cắn, trĩ và các vết thương do dao, đạn; còn dùng diệt chấy rận.
Lá thường dùng trị đái tháo đường, liều 4g lá khô đủ để làm ngưng glucose niệu Thuốc có tác dụng gián tiếp lên sự tiết insulin của tụy, làm giảm glucose niệu, làm mất vị ngọt của đường, vị đắng của thuốc vẫn còn trong một vài giờ. Lá làm kích thích tim và hệ thống tuần hoàn, gây bài tiết nước tiểu. Lá cũng có tính chất nhuận tràng do có các dẫn xuất anthraquinon; còn có tính gây nôn. Lá dùng dễ làm thuốc tiêu hóa, còn dùng tán thành bột để chống độc.
13. Liều dùng, cách dùng:
Ngày 4-6g dạng thuốc sắc hoặc hãm với nước
-
Lượt xem: 13010