Cây trưởng thành có thể cao tới 30m, đường kính có cây tới trên 1m. Cành và cuống hoa có lông tơ thưa, phiến lá dài 13-16cm, rộng 5-6cm, gân bên rõ ở cả hai mặt. Cụm hoa mọc tụm là dạng chùm giả với trục cụm hoa dài gần 1cm; đài của hoa đực hình đĩa; nhị ngắn hơn cánh hoa.
CHÈ ĐẮNG
1. Tên khoa học: Ilex kaushue S. Y. Hu = Ilex kudingcha C. J. Tseng.,
2. Họ: Nhựa ruồi (Aquifoliaceae).
3. Tên khác: Khổ đinh trà, Cây bùi, chè Khôm, chè Vua.
4. Mô tả:
Cây trưởng thành có thể cao tới 30m, đường kính có cây tới trên 1m. Cành và cuống hoa có lông tơ thưa, phiến lá dài 13-16cm, rộng 5-6cm, gân bên rõ ở cả hai mặt. Cụm hoa mọc tụm là dạng chùm giả với trục cụm hoa dài gần 1cm; đài của hoa đực hình đĩa; nhị ngắn hơn cánh hoa.
5. Phân bố:
Chè đắng phân bố ở Lào Cai (núi Hàm Rồng, thị xã Sa Pa ), Cao Bằng (Nguyên Bình: Mai Long; Hạ Lang: An Lạc, Đồng Loan, Đức Quang; Thái Đức: Quảng Hoà, Mỹ Hưng, Tiên Thành; Thạch An: Đức Xuân, Nà Tục, Tục Ngã, Pắc Lùng) Hào Bình (Yên Thuỷ, Phố Sấu), Ninh Bình (Cúc Phương, Đồng Cơn). Còn ở Trung Quốc (Hồ Bắc, Hồ Nam, Vân Nam, Quảng Tây, Quảng Nam tới đảo Hải Nam ).
6. Trồng trọt:
Có khả năng phát triển trồng ở các vùng chuyên canh
7. Bộ phận dùng:
Lá, búp.
8. Thu hái, chế biến:
Thu hái quanh năm, chủ yếu vào mùa xuân khi búp ra nhiều, đem sao khô.
9. Thành phần hoá học:
Lá có saponin triterpenoid (5,1-5,5%). Còn có flavonoid, carotenoid.
10. Công năng:
Tán phong nhiệt, giải độc, an thần, tăng cường tiêu hóa.
11. Công dụng:
Điều hoà huyết áp, giảm béo, giải rượu, hạ cholesterol máu, kích thích tiêu hoá, giải độc chưa lỵ, giải nhiệt chữa cảm nắng, mụn nhọt, mẩn ngứa, lợi tiểu. Kích thích thần kinh trung ương, giảm mệt mỏi. Tăng cường sức đề kháng của cơ thể.
12. Cách dùng, liều lượng:
Ngày 10-20g, hãm uống như chè.
Chú ý: Gần đây Chè đắng đang được nghiên cứu đưa vào trồng trọt, sản xuất, chế biến với số lượng lớn phục vụ nhu cầu trong nước và xuất khẩu.