Làm dàn leo: chọn gỗ tốt hoặc tre đực to đã ngâm làm cọc dàn. Cọc dàn bằng bê tông hay xi măng cốt thép thì càng tốt vì sau nhiều năm không phải sửa. Chôn cọc xong, buộc xà dọc và ngang, mỗi xà cách nhau không quá 2m. Buộc các thanh tre đực hoặc vầu nhỏ cách nhau 20cm x 20cm hoặc nhiều nhất 30cm x 30cm. để cho cây leo sau này. Tốt nhất là dùng dây thép mạ kẽm đường kính 3m/m căng thành dàn.
Trồng cây con: Đào khoảng 4 hố ở bốn góc dàn có đường kính 40cm~ 50cm, không đào sát cọc dàn quá sẽ làm cho cọc yếu đi. Bón lót phân chuồng vào đáy hố. Trồng cây Kim ngân con vào các hố, chú ý trước khi lấp đất và nén chặt, dùng kéo cắt và rút túi ra khỏi hố để cho rễ cây dễ dàng đâm sâu, đâm ngang; tiếp tục tưới cây giữ ẩm. Buộc một que tre từ gốc cây mới trồng nối với cọc dàn tre. Điều chỉnh cho cây leo vào que tre rồi vào cọc dàn leo. Khi cây đã lên mặt dàn, thường xuyên điều chỉnh cho các ngọn cây bò lan toả ra kín dàn, tạo thành bóng mát đều đặn.
Phòng trừ sâu bệnh: Kim ngân rất ít sâu bệnh hại, trường hợp đặc biệt nếu thấy có sâu xanh, sâu róm thì chủ yếu là bắt bằng tay vì diện tích dàn không lớn lắm, vả lại làm như vậy sẽ giữ cho dược liệu được an toàn không bị độc hại.
Thu hái và chế biến: Hoa thường nở vào tháng 4 tháng 5. Lúc này dùng kéo cắt các cành mang hoa, đem xuống sân, cắt tỉa hoa để riêng, còn cành thì chặt khúc 2-3cm. Tất cả đem phơi hoặc sấy khô để dùng dần. Nếu có nhiều, muốn bảo quản tốt, có thể xông lưu huỳnh, một đêm trước khi phơi sấy.
ở nước ta, chưa nơi nào trồng Kim ngân đại trà trên đất ruộng, mà chủ yếu là thu hái hoang dại. Trong bài viết này, chúng tôi chỉ đề cập đến việc trồng ở Trạm y tế xã, ở trường học và ở khóm thuốc gia đình để tự túc. Nên phương pháp trồng cho leo dàn là thích hợp.
Về giống, các đơn vị và cá nhân có thể liên hệ với Trung Tâm Cây Giống Cây Nguyên Liệu Tam Đảo, liên hệ trực tiếp theo địa chỉ sau để được giúp đỡ tận tình:
Ông Nguyễn Ngọc Tú
Địa chỉ: Thôn Quẵng Tam Quan Tam Đảo Vĩnh Phúc
Điện thoại: 0211.2467.567 – 0982.709.709
- << Trang trước
- Trang sau
-
Lượt xem: 51657