доступная компьютерная помощь
Винница

 

Tam Thất Bắc hay còn gọi là Sâm Tam Thất. Có tên khoa học cùng họ sâm Panax Pseudo - Ginseng Wall (Panax repens Maxim). còn có tên là Kim Bất Hoán (vàng không đổi) nhằm nói lên giá trị quý giá của nó. Cây thuộc họ Nhân sâm Araliaceae là một của Sâm Ngọc Linh  và hình dáng thây cây cũng không khác là mấy.

 

Cây Tam Thất

      Tam Thất Bắc hay còn gọi là Sâm Tam Thất. Có tên khoa học cùng họ sâm Panax Pseudo - Ginseng Wall (Panax repens Maxim). còn có tên là Kim Bất Hoán (vàng không đổi) nhằm nói lên giá trị quý giá của nó. Cây thuộc họ Nhân sâm Araliaceae là một của Sâm Ngọc Linh  và hình dáng thây cây cũng không khác là mấy.

      Cây Tam thất trồng phải ít nhất 5 năm mới thu hoạch rễ củ được, càng lâu năm dược tính càng tốt.

      Theo nghiên cứu rễ củ Tam thất được chứng minh có những tác dụng dược lý rất phong phú:

      Tác dụng làm tăng lực rõ rệt, được chứng minh trên chuột và ếch trong thí nghiệm kết quả rõ. Thực nghiệm trên 18 bệnh nhân suy nhược cơ thể với biểu hiện huyết áp thấp và thiếu máu cho kết quả tốt: ăn ngon miệng, ngủ ngon, tăng cân, huyết áp không còn thấp nữa.

      Có tác dụng kích thích chức năng nội tiết sinh dục nữ thể hiện ở hoạt tính hormon sinh dục nữ Oestrogen và hướng sinh dục.

      Tác dụng kích thích làm tăng tinh thần, chống trầm uất , tác dụng này của Tam thất hơn hẳn Nhân sâm.

      Làm tăng lưu lượng máu động mạch vành do đó làm giảm nhẹ sức làm việc của tim nên được ứng dụng điều trị thiểu năng mạch vành.  Tác dụng này được chứng minh hơn hẳn nhân sâm của Triều tiên.

      Thực nghiệm lâm sàng chứng minh  rằng cao chiết từ Tam thất với Trinh nữ hoàng cung, lá Đu đủ làm giảm tế bào ung thư, giảm 40,3% so với lô chứng không dùng thuốc. Có tác dụng hạn chế sự di căn của tế bào ung thư sarcom TG-180 ở mô hình u đùi thực nghiệm.Theo y học cổ truyền:Tam thất có vị đắng, ngọt ít, tính ấm, vào các kinh Can, Thận, có tác dụng bổ máu, hoạt huyết, tiêu huyết ứ,  cầm máu, tiêu sưng, giảm đau.

      Theo Đông y (được các nước Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Bắc Triều Tiên, Việt Nam áp dụng) thì nhân sâm là loại thảo dược quý, được sử dụng gần như là thần dược cho nhiều chứng bệnh, trong đó có thể kể đến là: tăng cường sức lực, chóng mệt mỏi... và được bán với giá cao. Tuy nhiên, người phương Tây thì vẫn tranh cãi về tác dụng thật sự của nhân sâm

      Tính vị, tác dụng:  Vị đắng, không độc. Có tác dụng kích thích nhẹ ở liều thấp làm tăng vận động, tăng trí nhớ nhưng tác dụng ức chế ở liều cao đối với hệ thần kinh; làm tăng sinh lực chống lại sự mệt mỏi, giúp hồi phục sức lực tương tự nhân sâm; làm tăng sự thích nghi của cơ thể trước những bất lợi của điều kiện môi trường sống; tác dụng bảo vệ tế bào giúp hồi phục số hồng cầu, bạch cầu bị giảm; tác dụng tăng nội tiết tố sinh dục; tác dụng kháng viêm; tác dụng điều hoà hoạt động của tim; tác dụng hạ cholesterol máu, chống xơ vữa động mạch; tác dụng giải độc gan và tác dụng kháng khuẩn nhất là đối với Streptococcus gây bệnh viêm họng

      Công dụng:  Thân rễ và rễ củ sâm có thể dùng như nhân sâm làm thuốc bổ; tăng lực, chống suy nhược, hồi phục sức lực bị suy giảm, kích thích nội tiết sinh dục, tăng sức chịu đựng, giải độc và bảo vệ gan, điều hoà thần kinh trung ương, điều hoà tim mạch, chống xơ vữa động mạch, giảm đường huyết. Lại có thể dùng làm thuốc trị viêm họng.

      Cách dùng:  Ngày uống từ 4-6g, dạng thuốc bột hoặc thuốc sắc. Thuốc bột rắc vào vết thương có tác dụng cầm máu. Thân và lá Tam thất cũng được dùng như trà (chè) hãm hoặc nấu uống như tác dụng kém hơn.

 

куда поехать отдохнуть
развитие ресторанного бизнеса